Virus là gì ? Cách phòng tránh

Virus là gì ? Cách phòng tránh

VIRUS LÀ GÌ ? Virus, còn được gọi là siêu vi, siêu vi khuẩn hay siêu vi trùng, là một tác nhân truyền nhiễm chỉ nhân lên được khi ở bên trong tế bào sống của một sinh vật khác. Virus có thể xâm nhiễm vào tất cả các dạng sinh vật, từ động vật, thực vật.

VIRUS LÀ GÌ ? Virus, còn được gọi là siêu vi, siêu vi khuẩn hay siêu vi trùng, là một tác nhân truyền nhiễm chỉ nhân lên được khi ở bên trong tế bào sống của một sinh vật khác. Virus có thể xâm nhiễm vào tất cả các dạng sinh vật, từ động vật, thực vật. Cho đến nay có khoảng 5.000 loại virus đã được miêu tả chi tiết, mặc dù vẫn còn có tới hàng triệu dạng virus khác nhau. Virus được tìm thấy ở hầu hết mọi hệ sinh thái trên Trái Đất và là dạng có số lượng nhiều nhất trong tất cả các thực thể sinh học. Virus lây lan theo nhiều cách; virus thực vật thường được truyền từ cây này sang cây khác qua những loài côn trùng hút nhựa cây như rệp; trong khi virus động vật lại có thể được truyền đi nhờ những côn trùng hút máu.

Những sinh vật mang mầm bệnh như vậy được gọi là những vector. Virus cúm lan truyền thông qua ho và hắt hơi. Norovirus và rotavirus, nguyên nhân chính của bệnh viêm dạ dày ruột siêu vi, lây lan qua đường phânmiệng, và truyền từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc, cũng như xâm nhập vào cơ thể qua thức ăn hay nước uống. HIV là một trong vài loại virus lây nhiễm thông qua quan hệ tình dục, và tiếp xúc với máu bị nhiễm bệnh. Mỗi virus chỉ có thể xâm nhiễm vào một số dạng tế bào vật chủ nhất định. HÌNH THỨC LÂY TRUYỀN CỦA VIRUS: Truyền ngang:

Qua sol khí : Của giọt keo nhỏ chứa virus vật bay trong không khí, bắn ra khi ho hay hắt hơi.

Qua đường tiêu hóa: Virus từ phân vào cơ thể qua thức ăn hay nước uống bị nhiễm. Qua tiếp xúc trực tiếp, qua vết thương, qua quan hệ tình dục, hôn nhau hoặc qua đồ dùng hằng ngày. Qua động vật cắn hoặc côn trùng cắn. Truyền dọc: Từ mẹ truyền sang con qua nhau thai, nhiễm khi sinh hoặc qua sữa mẹ. Người già và trẻ nhỏ có hệ miễn dịch kém là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh nặng. Bên cạnh đó, có dễ nhiễm virus hay không còn phụ thuộc vào việc bạn có từng hoặc đang mắc bệnh nào khác hay không. Ví dụ: viêm xoang, viêm tai giữa, viêm phổi do virus. Trong các phương thức trên, HÔ HẤP là hình thức dễ dàng lây truyền và bùng phát thành dịch.

CORONA VIRUS LÀ GÌ ? Corona virus là một loài virus thuộc phân họ Coronavirinae. Tên coronavirus có nguồn gốc từ tiếng Tây Ban Nha, có nghĩa là vương miện vì hình dáng của virus này khi soi dưới kính hiển vi trông giống chiếc vương miện. Trên thực tế, Coronaviridae là một phân họ virus lớn và thường gặp. Một số chủng coronavirus gây bệnh cảm cúm thông thường mà chúng ta vẫn hay mắc phải. Tuy nhiên một số chủng coronavirus khác có thể gây bệnh nặng như SARSCoV năm 2003, MERS-CoV năm 2012, và mới đây là dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp ở Vũ Hán CO VID-19. Corona virus gây nên dịch viêm đường hô hấp cấp là một chủng có khả năng lây nhiễm từ động vật sang con người.

Nếu như MERSCoV năm 2003 lây từ lạc đà sang người, MERS-CoV năm 2012 lây từ cầy hương sang người thì cho tới nay, người ta vẫn chưa tìm được chính xác loài động vật nào là nguồn lây CO VID-19 cho con người. Đến thời điểm hiện tại, CO VID19 đã có thể lây truyền từ người sang người. Các dấu hiệu CO VID19 gây ra rất giống như cảm cúm thông thường: sốt, ho, hơi thở nông. Do vậy việc chẩn đoán bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus corona gặp nhiều khó khăn, dễ bị chẩn đoán nhầm sang các bệnh khác cũng có dấu hiệu tương tự. CO VID19 có thể gây tử vong, tuy nhiên đối tượng có nguy cơ cao nhất là những người có hệ miễn dịch yếu như người già và trẻ em.

Chắc chắn chúng ta cần cảnh giác với dịch bệnh này do tốc độ lây lan của CO VID19 rất nhanh, nhưng cũng đừng vì thế mà sợ hãi nó. Virus CO VID19 có thể gây ra những biến chứng nặng như viêm phổi, suy hô hấp và dẫn đến tử vong. Tuy nhiên những người đã mắc CO VID19 hoàn toàn có thể khỏi bệnh và trở về trạng thái khỏe mạnh bình thường nếu có một hệ miễn dịch tốt. Điều bạn cần quan tâm nhất đối với dịch bệnh là phòng tránh cho bản thân và những người xung quanh không bị nhiễm virus. LÂY NHIỄM VIRUS QUA ĐƯỜNG HÔ HẤP NHƯ THẾ NÀO ? Virus lây truyền từ người sang người qua các giọt nước bọt hay, chất nhầy bắn ra khi ho hoặc, hắt hơi từ người bệnh sang người khỏe mạnh.

Điều này khiến cho virus lây lan rất nhanh và, dễ bùng phát thành dịch. Đối với hầu hết các bệnh lây qua đường hô hấp, phạm vi phơi nhiễm là 1,8 m và thời gian kéo dài 10 phút hoặc hơn kể từ khi tiếp xúc với người mang virus. Ngoài ra virus có thể tồn tại trong nước bọt, chất nhầy từ người bệnh khi ho, hắt hơi bám trên các dụng cụ như điện thoại, tiền, bàn ghế. Hoặc bàn tay của người bệnh. Vì vậy để ngăn ngừa việc lây nhiễm virus qua đường hô hấp, hãy đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng để tránh nước bọt hay, chất nhầy của người khác bắn vào mặt mình, cũng như tránh bắn nước bọt và, chất nhầy của mình sang người khác.

Rửa tay sạch sẽ ngay sau khi tiếp xúc với người khác bằng nước rửa tay khô có chứa cồn hoặc xà phòng. Che miệng và mũi bằng khăn vải hoặc khàn giấy khi ho hay hắt hơi rồi cuộn lại và bỏ vào thùng rác. Để phòng tránh lây nhiễm virus, cần hạn chế ăn thịt động vật sống, chưa nấu chín, đặc biệt là các động vật hoang dã. Các sản phẩm như sữa hay nội tạng động vật cần được bảo quản kỷ, tránh lây nhiễm chéo từ thực phẩm chưa nấu chín. DẤU HIỆU NHẬN BIẾT NHIỄM VIRUS LÂY QUA ĐƯỜNG HÔ HẤP: Để có thể kết luận bạn bị nhiễm virus lây qua đường hô hấp hay không, các bác sĩ cần kết hợp rất nhiều thông tin bao gồm: các biểu hiện của bạn, trong thời gian gần đây bạn có đi vào vùng đang có dịch hay không và thực hiện một số xét nghiệm cần thiết.

Tuy nhiên nếu có các dấu hiệu sau đây, hãy cảnh giác; bạn thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao nhiễm virus lây qua đường hô hấp: Theo dõi các dấu hiệu và triệu chứng sau:

Các triệu chứng ban đầu cần theo dõi là: ớn lạnh. chảy nước mũi. đau nhức cơ thể. đau họng. nhức đầu. tiêu chảy. buồn nôn. sốt, và ho. Nếu bạn bị sốt hoặc có bất kỳ triệu chứng nào trong số trên, hãy gọi ngay cho cơ sở y tế. BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH BỆNH DO VIRUS LÂY QUA ĐƯỜNG HÔ HẤP: 1. Nâng cao sức đề kháng cho cơ thể: Uống nhiều nước, bồi bổ cơ thể, Bổ sung các thực phẩm chúa nhiều Vitamin C như cam, bưởi, các loại rau cải. Ngủ đủ và đúng giờ, tránh thức khuya.

2. Đeo khẩu trang, đặc biệt ở những nơi đông người như chợ, ga tàu xe, sân bay. 3. Rửa tay bằng xà phòng, hoặc dung dịch rửa tay có chứa cồn thường xuyên. 4. Luôn uống đủ nước, giữ cổ họng đủ ẩm. 5. Vệ sinh cá nhân thường xuyên. 6. Tránh đến những vùng đang có dịch bệnh. 7. Không bắt tay, không khạc nhổ bừa bãi. Khi hắt hơi phải lấy khăn vải hoặc khăn giấy che miệng. 8. Không ôm vai bá cổ, khi nói chuyện không đi sát mặt nhau. ĐEO KHẨU TRANG Y TẾ ĐÚNG CÁCH: Chỉ sử dụng 1 lần rồi vứt vào thùng rác an toàn, có nắp đậy. Khi đeo khẩu trang phải để mặt màu xanh ra ngoài do mặt xanh có tính chống nước.

Mặt màu Trắng có tính hút ẩm quay vào trong, để hơi thở thoát ra thấm vào khẩu trang. Khẩu trang phải che kín cả mũi lẫn miệng. Khi mang khẩu trang tuyệt đối không sờ tay vào, vì động tác sờ tay sẽ vô tình làm cho bàn tay lây nhiễm virus và cản tác nhân gây bệnh khác, sau đó truyền bệnh lại cho chính mình Và những người xung quanh. Tuyệt đối không dùng tay cầm vào khẩu trang để tháo ra, thói quen lấy tay vào khẩu trang lại sẽ gây lây nhiễm virus và các tác nhân gây bệnh khác cho bàn tay. Khi tháo khẩu trang chỉ được cầm vào dây đeo qua tai, tháo ra cho vào thùng rác an toàn. Rửa tay ngay sau khi tháo bỏ khẩu trang.

Sau đây là Phần Hỏi Và Đáp: 1. Virus Corona là gì ? Virus Corona là một họ virus lớn, trong đó một số chủng có khả năng gây bệnh khi xâm nhiễm từ động vật sang người, một số khác chỉ xâm nhiễm và tồn tại ở các loài động vật bao gồm lạc đà, mèo và dơi. Đôi khi virus Corona từ động vật tiến hóa để lây sang người, rồi sau đó lây từ người sang người như trường hợp Hội chứng Hô hấp Trung Đông MERS Cov, và Hội chứng Hô hấp cấp SARS Cov. 2. Chủng virus Corona mới năm 2019 là gì ? Chủng virus Corona mới năm 2019 viết tắt là CO VID19, là chủng virus hô hấp mới, chưa từng xuất hiện ở người trước dây và có khả năng lây từ người sang người.

3. Nguồn gốc của COVID19 là gì ? Hiện tại vẫn chưa rõ nguồn gốc của chủng CO VID19. Nghiên cứu giải trình tự hệ gen của virus cho thấy chủng virus này có độ tương đồng 96,3% với chủng virus Corona từ dơi, do đó có khả năng cao đây là chủng virus từ dơi bị đột biến rối xâm nhiễm sang người. 4. COVID19 có giống với virus gây bệnh MERS Cov và SARS Cov không ? Không. CO VID19 không phải là chủng virus đã gây bệnh MERS Cov , và SARS Cov (có nguồn gốc từ cầy hương). Tuy nhiên, nghiên cứu di truyền cho thấy CO VID19 có thể đã tiến hoá từ một chủng virus liên quan đến virus gây bệnh SARS. Các nghiên cứu hiện vẫn đang được tiến hành để tìm ra nguồn gốc của CO VID19.

5. CO VID19 phát tán và lây nhiễm như thế nào ? CO VID19 là một chủng virus hô hấp chủ yếu phát tán khi tiếp xúc với người bị nhiễm thông qua các giọt bắn tạo ra khi người bị nhiễm ho, hắt hơi hoặc sổ mũi. Giọt bắn có thể rơi vào miệng hoặc mũi của những người ở gắn hoặc bị hít vào phổi. Cần lưu ý rằng khả năng lây từ người sang người của các loại virus khác nhau là khác nhau. Một số virus rất dễ lây lan , trong khi các virus khác khó lây hơn. Do CO VID19 là loại virus mới chưa từng xuất hiện ở người trước đây nên khả năng lan truyền, mức độ nghiêm trọng và các đặc trưng khác của chúng hiện vẫn đang dược nghiên cứu.

6. CO VID19 có thời gian ủ bệnh bao lâu ?

Thời gian ủ bệnh là khoảng thời gian từ khi bị nhiễm cho tới khi khởi phát các triệu chứng bệnh. Thời gian ủ bệnh ước tính hiện nằm trong khoảng 2 đến 12 ngày, và thời gian này sẽ được cập nhật chính xác hơn khi có thêm dữ liệu. Dựa trên thông tin về bệnh do các chủng virus Corona khác như MERS Cov và SARS Cov, thời gian ủ bệnh của CO VID-19 có thể lên tới 14 ngày. 7. CO VID19 nguy hiểm như thế nào ?.

Cũng như các bệnh về đường hô hấp khác, CO VID-19 có thể gây ra các triệu chứng nhẹ bao gồm sổ mũi, đau họng, ho và sốt. Triệu chứng có thể nghiêm trọng hơn ở một số người và có thể dẫn đến viêm phổi hoặc khó thở. Hiếm gặp hơn, CO VID-19 có thể gây tử vong.

8. Ai có khả năng bị nhiễm CO VID19?.

Những người sinh sống hoặc đi đến khu vực có dịch CO VID-19 có nguy cơ nhiễm bệnh. 9. Ai có nguy cơ bị bệnh nặng khi nhiễm CO VID19?.

Người già và những người có bệnh từ trước dễ bị nặng khi nhiễm virus này. 10. Tôi có thể bị nhiễm CO VID 19 từ động vật không ?

Nghiên cứu chi tiết cho thấy SARS-CoV truyền từ cầy hương sang người vào năm 2002, và MERS CoV truyền từ lạc đà sang người vào năm 2012. Một số chủng virus Corona chỉ tồn tại ở động vật mà chưa lây sang người.

Hiện vẫn chưa rõ CO VID-19 lây sang người từ loài động vật nào. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn có thể bị lây nhiễm CO VID-19 từ bất kỳ loài động vật nào, hoặc từ thú cưng của bạn.

Cần tránh ăn các sản phẩm động vật sống hoặc chưa nấu chín. Thịt sống, hoặc nội tạng động vật cần được xử lý cần thận để tránh lây nhiễm chéo sang các thực phẩm chưa nấu chín. Cần tuân thủ tốt các nguyên tắc an toàn thực phẩm.

Cần tránh ăn các sản phẩm động vật sống hoặc chưa nấu chín. Thịt sống, hoặc nội tạng động vật cần được xử lý cần thận để tránh lây nhiễm chéo sang các thực phẩm chưa nấu chín. Cần tuân thủ tốt các nguyên tắc an toàn thực phẩm. 11. Kháng sinh có khả năng phòng ngừa và điều trị hiệu quả CO VID19 không ?

Không. Kháng sinh chỉ có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, không tiêu diệt được virus. CO VID-19 là virus, do vậy không nên dùng kháng sinh để phòng ngừa và điều trị CO VID-19. 12. Có thuốc điều trị đặc hiệu, vắcxin phòng bệnh chưa ?

Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, cũng như vắc-xin phòng CO VID-19. Tuy nhiên, người nhiễm CO VID-19 cần được chăm sóc thích hợp nhằm làm giảm và điều trị các triệu chứng, và những ca bệnh nặng cần được chăm sóc đặc biệt. Một số biện pháp điều trị đặc hiệu hiện đang được nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng. WHO đang hỗ trợ điều phối các nỗ lực phát triển thuốc điều trị CO VID-19, với nhiều trung tâm nghiên cứu và hãng dược khác nhau.

Trong bất kỳ trường hợp nào, khi bị sốt, ho và khó thở, hãy nhanh chóng liên hệ với cơ sở y tế để giảm nguy cơ bệnh tiến triển nặng hơn và nhất thiết phải trình bày với chuyên viên y tế về lịch sử các chuyến đi của bạn. 13. Việc nhận thư và bưu kiện từ các vùng có dịch khác có an toàn không ?

Có an toàn. Người nhận thư và bưu kiện không có nguy cơ nhiễm CO VID19. Từ kinh nghiệm với các chủng virus Corona khác, chúng ta biết rằng virus này không có khả năng sống lâu trên đồ vật như thư và bưu kiện. 14. Tôi nên tự bảo vệ như thế nào trước dịch CO VID19 ? Nếu bạn không phải vừa trở về từ vùng dịch, và chưa tiếp xúc gần với người nghi nhiễm

CO VID-19 đang chờ kết quả xét nghiệm, hoặc người đã xác nhận bị nhiễm COVID-19 thì có thể tự bảo vệ trước dịch bằng cách: Rửa tay thường xuyên bằng nước và xà phòng trong ít nhất 20 giây, , nhât là sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn, và sau khi hỉ mũi, ho, hắt hơi.

Duy trì khoảng cách hợp lý: Đứng cách xa mọi người ít nhất 1 mét khi tiếp xúc, đặc biệt là với những người đang ho, sổ mũi và sốt. Nếu bạn bị sốt, ho và khó thở, hãy nhanh chóng liên hệ với các cơ sở y tế. Hãy báo cáo với chuyên viên y tế nếu bạn đã từng tới các vùng dịch, hoặc nếu bạn đã tiếp xúc gần với những người có triệu chứng hô hấp từng tới vùng dịch. 15. Tôi cần làm gì nếu đã tiếp xúc gần với người nghi nhiễm đang chờ kết quả xét nghiệm hoặc người bị nhiễm CO VID19 ?

Theo dõi tình trạng sức khỏe của bạn kể từ ngày tiếp xúc gần lần đầu với người bệnh, và liên tục theo dõi trên 14 ngày kể từ ngày tiếp xúc gần lần cuối. Theo dõi các dấu hiệu và triệu chứng sau:

Sốt.

Ho.

Khó thở.

Các triệu chứng ban đầu cần theo dõi là ớn lạnh, đau nhức cơ thể, đau họng, nhức đầu, tiêu chảy, buồn nôn và sổ mũi.

Nếu bạn bị sốt hoặc có bất kỳ triệu chứng nào trong số trên, hãy gọi ngay cho cơ sở y tế.

Trước khi đến cơ sở y tế, cần đảm bảo rằng bạn đã trình bày với nhân viên y tế về việc mình đã tiếp xúc gần với người nghi nhiễm đang chờ kết quả xét nghiệm hoặc người bị nhiễm vùng dịch. Điều này sẽ giúp cơ sở y tế chuẩn bị trước nhằm tránh lây nhiễm cho người khác. Nếu không có bất kỳ triệu chứng nào kể trên, bạn có thể tiếp tục các hoạt động thường nhật. 16. Tôi chưa từng tiếp xúc với người nghi nhiễm hoặc bị nhiễm, vậy tôi có bắt buộc phải đeo khẩu trang khi ra đường không ?

Không. Bộ Y tế Việt Nam hiện khuyến cáo người dân đeo khẩu trang khi đi tới chỗ đông người, hoặc khi có các triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, hoặc khi tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh.

Đeo khẩu trang y tế có thể giúp phòng ngừa một số bệnh qua đường hô hấp. Tuy nhiên chỉ sử dụng khẩu trang không đảm bảo ngăn chặn lây nhiễm và cần được kết hợp với các biện pháp phòng ngừa khác bao gồm vệ sinh tay và đường hô hấp, và tránh tiếp xúc gần ít nhất trong khoảng cách 1 mét giữa bạn và người khác. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo sử dụng khẩu trang y tế một cách hợp lý để tránh lãng phí và tránh sử dụng khẩu trang sai cách. Sử dụng khẩu trang hợp lý nghĩa là chỉ dùng khi có các triệu chứng hô hấp (ho, hắt hơi, sổ mũi), nghi nhiễm CO VID19, với triệu chứng nhẹ hoặc khi đang chăm sóc người nghi nhiễm CO VID-19. Người nghi nhiễm COVID-19 là người đã từng tới hoặc tiếp xúc gần với người đã từng tới vùng dịch, và có các triệu chứng hô hấp.

17. Khi nào tôi cần phải xét nghiệm khả năng nhiễm CO VID19 ?

Có triệu chứng viêm hô hấp cấp, . Và đồng thời trong vòng 14 ngày trước khi có các triệu chứng trên, bạn đã tới vùng dịch, hoặc có tiếp xúc gần với người nghi nhiễm đang chờ kết quả xét nghiệm, hoặc người đã xác nhận bị nhiễm

CO VID-19. 18. Khi có các triệu chứng trên cần làm gì ?

Tham vấn chuyên viên y tế ngay lập tức. Cần gọi điện thông báo về chuyến đi gần đây và các triệu chứng của bạn trước khi đến khám.

Tự cách ly, hạn chế tiếp xúc với người khác ở mức tối đa. Không đi du lịch trong khi bị bệnh. Che miệng và mũi bằng khăn giấy hoặc khuỷu tay, khi ho hoặc hắt hơi.

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây hoặc nước khử trùng tay chứa cồn với nồng độ tối thiểu là 60%. 19. Xét nghiệm nào là chính xác?. Thực hiện ở đâu?. Tiến hành như thế nào?. Người không có triệu chứng có cần làm xét nghiệm không?. Người ở vùng dịch về không có triệu chứng có cần làm xét nghiệm không ? Nếu bạn bị sốt và có các triệu chứng của bệnh về hô hấp, như ho hoặc khó thở trong vòng 14 ngày sau khi trở về từ vùng dịch, hoặc sau khi tiếp xúc gần với người nghi nhiễm CO VID19 đang chờ kết quả xét nghiệm, hoặc người đã xác nhận bị nhiễm CO VID-19, cần gọi cho chuyên viên y tế và thông báo về chuyến đi của bạn, hoặc việc bạn có tiếp xúc gần với người bệnh. Chuyên gia y tế sẽ là người chỉ định xem bạn có cần xét nghiệm CO VID-19 hay không.

https://www.youtube.com/watch?v=qpXSLVD3P8k

https://youtu.be/qpXSLVD3P8kVIRUS LÀ GÌ ? Virus, còn được gọi là siêu vi, siêu vi khuẩn hay siêu vi trùng, là một tác nhân truyền nhiễm chỉ nhân lên được khi ở bên trong tế bào sống của một sinh vật khác. Virus có thể xâm nhiễm vào tất cả các dạng sinh vật, từ động vật, thực vật.

28