Video này đang có 129324 view! Giới thiệu về sự hay ho của API!

Video này đang có 129324 view! Giới thiệu về sự hay ho của API!

Hello các bạn mình là Tôi Đi Code “Dẹo” :3. Các bạn có thấy Vlog kì này có gì lạ không?. Không phải là hàm râu của mình lạ đâu nha. Các bạn để ý thì cái thumbnail và title ở dưới sẽ hiển thị số view của Vlog. Ví dụ Vlog này có 500 views thì cái title s

Hello các bạn mình là Tôi Đi Code “Dẹo” :3. Các bạn có thấy Vlog kì này có gì lạ không?. Không phải là hàm râu của mình lạ đâu nha. Các bạn để ý thì cái thumbnail và title ở dưới sẽ hiển thị số view của Vlog. Ví dụ Vlog này có 500 views thì cái title sẽ ghi là Vlog này đã có 500 views, và cái thumbnail cũng vậy. Cái số view hiểu thị có thể sẽ không chính xác, tại vì rất nhiều lý do.. Lý do đầu tiên: lâu lâu Youtube sẽ không cập nhật số view ngay mà nó chờ tầm 5, 10 phút nó mới cập nhật 1 lần. Có 1 chương trình mỗi 2 phút nó sẽ kiểm tra số view của Youtube như thế nào sau đó update lại. Và trong vòng 2′ đấy thì cái view chưa update kịp do vậy các bạn có thấy số view hơi lệch tý thì các bạn cũng thông cảm nha. Chương trình nào nó cũng có sai sót cả, không sao nhe. Làm sao để mình làm được như vậy?Đó là do mình sử dụng API của youtube.

Vậy API là cái gì? Tại sao mình làm được như vậy?. Vlog kì này mình sẽ chia sẻ cho các bạn về cái sự hay ho, diệu kì của API. API là 1 thứ rất là hay, rất là tiện dụng. Các bạn làm từ Frontend, Back-end, tới làm web hay làm gì đó thì phải biết API là gì và cách dùng của nó như thế nào!. Do vậy tụi mình sẽ bắt đầu ha. Trong vlog kì này, mình sẽ chia sẻ cho các bạn về API. API là cái vẹo gì? Tại sao chúng ta phải dùng API?. API trong thực tế được dùng thế nào nha. API viết tắt từ Application Programming Interface. Interface là giao diện, Application là ứng dụng, tức là giao diện lập trình ứng dụng. Thì nói cho đơn giản, giao diện các bạn thấy bình thường là giao diện giữa phần mềm và người dùng. Còn API là giao diện giữa phần mềm với phần mềm. API là cách để các phần mềm, hệ điều hành giao tiếp với nhau.

Vd như là mình muốn code 1 cái ứng dụng trên di động thì mình phải viết chương trình. Hệ điều hành của di động nó là 1 phần mềm và nó sẽ có API.. Và mình sử dụng API đó để gọi những hàm như : mở folder, đọc folder, lấy định vị, vị trí của người dùng. Hoặc như Youtube, có thể coi đó là 1 phần mềm, 1 hệ thống lớn. Vd mình muốn lấy thông tin của youtube; muốn lấy views của clip mình để mình hiển thị nè. Mình cũng phải dùng API của nó để lấy views của mình chứ không thể nào chọt thẳng vào database để lấy được. Để giao tiếp với nhau được thì người ta phải thông qua 1 cái gọi là API. Vd rất là nhiều. Vd như bạn nào từng lập trình, bạn nào từng viết chương trình Hello world! chẳng hạn. Các bạn không thực sự không phải in cái đó ra màn hình. Mà các bạn dùng API của hệ điều hành in cái đó lên console. Hoặc là các bạn làm app di động đó, thì các bạn dùng API để lấy định vị nè, chế độ pin nè, hoặc chơi nhạc nè, hoặc là web nè.

Vd như mình làm 1 web lấy dữ liệu từ google sheet, hoặc làm 1 web Corona đó. Mình không thể nào rãnh rỗi đi đến từng nơi để mình đếm số lượng được và có nhiều trang họ cung cấp số liệu Corona thông qua API;. dưới dạng JSON này nọ rồi. Mình chỉ cần gọi API đó để mình lấy thông tin hiển thị ra theo cách mình muốn. Như Facebook, nhiều khi các bạn muốn làm cái app để mà đếm số lượng bạn bè hoặc xóa bạn bè này nọ.. Thì các bạn dùng API của Facebook luôn. Tại sao phải dùng API đây là chuyện hiển nhiên rồi. Mình nói cho vui là hầu như các ứng dụng nào cũng xây dựng dựa trên API cả. Tại sao dùng API? Đầu tiên là chức năng. Có nhiều chức năng các bạn làm thật ra nó rất là phức tạp chứ không có đơn giản. Vd như chỉ có là đọc folder, các bạn dùng API các bạn chỉ cần viết 12 dòng code là được. Còn các bạn tự tìm hiểu sẽ phải tìm ổ cứng lưu như thế nào, đọc từng bit để mà gom các bit xử lý như thế nào.

Nhờ cái API, code của bạn nhỏ gọn hơn rất là nhiều và các bạn không cần đụng trực tiếp đến code của hệ điều hành. Các bạn chỉ cần biết: À mình gọi hàm này, nó chỉ cần đọc folder lưu file Thứ 2 là để trao đổi dữ liệu Có nhiều trang thông tin to to như Facebook, Youtube. Mình muốn lấy dữ liệu của nó, dữ liệu của nó rất là nhiều Mình không thể truy cập vào thẳng database của nó để mình lấy được tại vì nó rất là nguy hiểm Nó sẽ cho mình 1 số API, dùng API đó mình sẽ đưa access token của mình để chứng minh mình là Hoàng Mình có thế lấy được các thông tin như: clip mình có bao nhiêu views, chanel mình đang có bao nhiêu subscriber, v.v..

Việc này sẽ giúp cho việc trao đổi rất là tiện. Nó có thể giúp quản lý cho việc Ai truy cập dữ liệu gì?. Vd mình là Hoàng. Mình chỉ truy cập được những dữ liệu trong clip của mình thôi. Mình có thể dùng API để xóa clip của mình. Nhưng mà người khác không có thì sẽ không thể xóa clip của mình được. Thứ 3 là Bảo Mật và Tái sử dụng. Nhiều khi các bạn tự viết, các bạn sẽ quên cái này cái kia. Vd như các bạn mở 1 folder lên, các bạn sẽ quên đóng folder đó. Hoặc là các bạn viết 1 hàm đọc dữ liệu từ database, mà các bạn viết +/chuỗi thì nó sẽ có lỗi bảo mật. Trong khi các bạn dùng API có sẵn thì đôi khi người đã viết sẵn, người ta đã có những cái check để chống lỗi bảo mật đó rồi. Các bạn chỉ cần biết cách dùng. Không cần biết đằng sau nó hoạt động như thế nào. Đó, giúp cho việc viết code gọn hơn và tiện hơn nhiều.

Không có API thì không có phần mềm, thực sự là vậy. Đa phần công việc bây giờ là hầu như lắp ráp và tổ hợp API. Vd như hồi xưa mình có làm app nhận diện Idol. Mình cũng dùng API của Microsoft để mình nhận diện nè. Rồi mình dùng API khác để lưu folder đọc folder. Chứ không có chỗ trên mạng để mình lưu ảnh chẳng hạn. Sau đó mình dùng API của broswer để hiện thị những cái hình đó lên. Nên là hầu hết các công việc bây giờ là lắp ráp sử dụng API nhiều hơn là viết API từ đầu. Làm sao sử dụng thì mình nói nãy giờ rồi ha ^^. Đa phần người ta sử dụng, người ta có những SDK . Vd bạn tải Android SDK hoặc Java SDK. 1 SDK có thể hiểu là tổng hợp của rất là nhiều thư viện và rất là nhiều API. Vd các bạn tải Android SDK thì sẽ có hàm như lấy định vị người dùng, đọc folder như thế nào. Chỉ cần gọi cái hàm đó là được. Và các bạn viết code để các bạn gọi thôi.

Vd những hệ thống lớn như LinkedIn, Facebook, Youtube, thì họ cũng cung cấp SDK. SDK để bạn tải Java, Youtube. Các bạn gọi hàm getUserProfile; getVideoDetail này nọ. Thì nó sẽ lấy thông tin người dùng, thông tin video. Đa phần các hệ thống bây giờ không dùng SDK thì họ dùng RESTful API. Các bạn chỉ cần biết HTTP để request. Các bạn gửi HTTP request lên.. Nó sẽ trả về 1 json cho bạn. Các bạn có thể sử dụng. RESTful API là tiện, rất là dễ. Các bạn có thể test rất là nhanh. Các bạn dùng Postman hoặc là các bạn dùng thì các bạn test mấy cái API rất là tiện. Giả sử mình muốn gọi Rest API này. Mình chỉ cần gọi http request cái URL này. Nó sẽ trả về cho mình 1 list JSON. Mình có thể dùng Java, C# gì đó để path cái list JSON thành 1 đống Object trong đó để mình xử lý rất là tiện. Không cần đợi nó viết SDK cho mình.

Thường thường người ta sẽ bảo mật bằng cách trong cái request này, trong header này nó sẽ có 1 access token để chứng minh rằng: À, anh Hoàng đăng nhập chứ không phải người khác nha. Đoạn này mà các bạn hơi loạn thì nghe lại nha. Tại vì khi các bạn đi phỏng vấn, người ta sẽ hỏi về RestAPI và API, bảo mật như thế nào thì người ta hay xoắn cái này lắm nha. Trong thực tế có rất nhiều API hay dùng rồi. Vd như Facebook Graph API. Mấy con bot chat FB cũng sử dụng Graph API này. Rồi các bạn muốn viết chương trình đếm số lượng bạn bè, đếm số lượng comment, đếm số lượng like thì cùng dùng Graph API này. Đoạn trước mình hướng dẫn có nhiều cách đăng nhập vào FB, Google, thì có API Google login. Hoặc Google Map, Google map thì phổ biến lắm luôn. Hầu như chương trình nào dùng map đều dùng API Google Map cả. Chứ không ai tạo 1 map ngay từ đầu cả.

Như Video của mình nè. Mình dùng API Youtube để hiển thị số lượng view, upload thumbnail lên; update title của video này. Ngoài ra, API hay ho như hồi xưa mình dùng là Microsoft Cognition. Nó là những thứ rất hay ho, bá đạo như nhận diện chữ viết, nhận diện khuôn mặt, hoặc phân tích hình ảnh trong hình có con gì. Con gà, con chó, con mèo gì nè. Google Translate cũng có API luôn. Các bạn có thể dùng nó làm các chương trình để dịch tiếng Anh sang tiếng Việt. Bây giờ phổ biến có 1 vài Corona API. Tức là các bạn gọi API đó xong, nó sẽ trả cho bạn 1 danh sách những nước nào có bao nhiêu người bệnh, số lượng hồi phục, số lượng chết ra sao. Các bạn có thể hiển thị bằng web, bằng di động đều được hết đó. Đó. Vlog kì này đến đây là hết rồi. Nó hơi kỹ thuật tý nhưng nếu các bạn nắm được API thì làm việc sẽ rất là tiện nè.

https://www.youtube.com/watch?v=fu3GuYFN1p8

https://youtu.be/fu3GuYFN1p8Hello các bạn mình là Tôi Đi Code “Dẹo” :3. Các bạn có thấy Vlog kì này có gì lạ không?. Không phải là hàm râu của mình lạ đâu nha. Các bạn để ý thì cái thumbnail và title ở dưới sẽ hiển thị số view của Vlog. Ví dụ Vlog này có 500 views thì cái title s

23